Danh mục sản phẩm

Hình ảnh

Video

Tin tức & Sự kiện

Gạo Việt thua Campuchia: Nhà nước mới chỉ hỗ trợ doanh nghiệp!

( 07-05-2015 - 12:43 PM ) - Lượt xem: 1055

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu ở một vài nước châu Á, Trung Quốc, châu Phi còn thị trường cao cấp chẳng hạn như Mỹ thì các nước như Thái Lan, Ấn Độ có chất lượng tốt đều được bán với giá cao. Campuchia, Myanmar cũng đang làm tốt việc nâng giá trị gạo xuất khẩu nên Việt Nam cũng phải nâng chất lượng gạo mới có thể cạnh tranh được với các nước khác.

GS Trần Đình Long cũng chỉ ra, các nước đều đang hướng tới việc nâng cao chất lượng gạo, đẩy giá gạo xuất khẩu lên cao nên để cạnh tranh với các nước, gạo Việt phải nâng cao chất lượng, giá trị gạo xuất khẩu. Ông Long cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp, chỉ dưới 400 USD/tấn, có gạo thơm xuất khẩu nhưng rất ít, chỉ khoảng 7,4 triệu tấn trong khi giá gạo xuất khẩu của nhiều nước hiện đang ở mức 800 USD/tấn.
 
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu ở một vài nước châu Á, Trung Quốc, châu Phi còn thị trường cao cấp chẳng hạn như Mỹ thì các nước như Thái Lan, Ấn Độ có chất lượng tốt đều được bán với giá cao. Campuchia, Myanmar cũng đang làm tốt việc nâng giá trị gạo xuất khẩu nên Việt Nam cũng phải nâng chất lượng gạo mới có thể cạnh tranh được với các nước khác.
 
Để nâng cao  chất lượng, giá gạo xuất khẩu phải kiểm soát, nâng cao chuỗi sản xuất gạo, trong đó có giống, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật canh tác, sau thu hoạch, chế biến, bảo quản...
 
Trong khi đó, theo ông Long, sự hỗ trợ từ nhà nước mới chỉ dành cho doanh nghiệp còn nông dân chưa được hưởng lợi gì.
 
“Với Myanmar, Thái Lan hay Campuchia, Việt Nam phải cạnh tranh sòng phẳng. Việt Nam sẽ làm được nhưng với tinh thần là cơ quan quản lý cho đến doanh nghiệp, các nhà khoa học, nông dân kết hợp với nhau, lấy khoa học công nghệ làm then chốt và lấy doanh nghiệp đầu tư là chủ đạo và với sự quản lý đúng đắn của nhà nước”, GS Trần Đình Long khẳng định.
 
Việt Nam phải làm gì?
 
Theo GS Trần Đình Long, để nâng cao chất lượng gạo, giá gạo xuất khẩu phải kiểm soát, nâng cao chuỗi sản xuất sản phẩm, trong đó có giống, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật canh tác, sau thu hoạch, chế biến, bảo quản...
 
Ông Long cho biết, ở đồng bằng sông Cửu Long có trên 100 giống lúa mà đáng ra nên rút lại chỉ còn 4-5 giống chất lượng còn nông dân giờ làm lung tung nên gạo của Việt Nam chất lượng kém và tạp phế lù.
 
Phải chọn ra những bộ giống tốt nhất, không lấy đến 800 USD/tấn mà lấy bình quân đến 600 USD/tấn, cho những vùng nhất định. Thứ 2, khi sản xuất hạt giống phải chủ động, hiện chủ động giống tốt chỉ được đáp ứng được 30% còn 70% là nông dân vẫn tự để giống. Việc cơ giới hóa, phân bón hữu cơ phải thay đổi để tăng năng suất.
 
Ông Long cũng cho biết thêm rằng, phải xây dựng thương hiệu gạo quốc gia về tất cả các mặt từ đó tăng hiệu quả sản xuất lúa. Ngoài ra, nơi trồng lúa không hiệu quả phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không được trồng lúa bằng bất cứ giá nào sẽ khiến chất lượng gạo càng ngày càng đi xuống.
 
Bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương từng cho biết, nhiều năm trước đây, thế mạnh của Việt Nam là xuất khẩu gạo cấp thấp, nhưng với tình hình thế giới hiện nay, nếu chỉ sản xuất gạo cấp thấp thì khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới và yêu cầu của một vài thị trường mới như Mỹ La tinh, Châu Âu…
 
"Vì vậy, để gạo Việt Nam được các nước chấp nhận, một mặt làm lương thực, một mặt làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, thì ngành gạo cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hạt gạo", bà Thảo nói.